Liên hệ ngay:
- Hotline/Zalo: 0931.317.431
- Dịch vụ bảo dưỡng: 0901.729.730
- Thiết bị chẩn đoán: 0903.621.264
Nếu bạn hỏi bất kỳ kỹ thuật viên nào cách để kéo dài tuổi thọ lốp xe của bạn, bạn có thể nhận được câu trả lời là sửa chữa rơ hệ thống treo và lái, thay thế phuộc nhún sau và phuộc nhún trước, chỉnh độ chụm 4 bánh xe, đảo lốp xe mỗi 3000 đến 5000 miles, kiểm tra và điều chỉnh áp suất lốp hàng tuần. Việc này có thể giúp bạn tiết kiệm tiền, tăng tuổi thọ lốp xe lên hàng ngàn miles (1 mile = 1.6 km), nhưng, một áp suất lốp đúng rất quan trọng đến an toàn khi lái xe, và điều này là lý do tại sao hệ thống kiểm soát áp suất lốp được tạo ra.
Cảm biến áp suất lốp TPMS
Lốp xe mềm quá mức có thể là một mối nguy hiểm tiềm ẩn, vì chúng có thể nổ bất cứ lúc nào dẫn đến mất kiểm soát lái và gây tai nạn. Trên thực tế, áp suất lốp thật sự rất quan trọng đến nỗi hệ thống kiểm soát áp suất lốp TPMS được bắt buộc lắp trên tất cả xe sản xuất từ năm 2007 bởi Hiệp Hội An Toàn Giao Thông Quốc Gia Mỹ (NHTSA).
Áp suất lốp dao động theo thời gian và nhiệt độ. Hầu hết tài xế không có thói quen kiểm tra và điều chỉnh áp suất lốp thường xuyên. Nhưng có một sự thật là ngay cả những lốp xe làm kín cũng mất lên đến 2 psi mỗi tháng.
Như tên gọi của nó, hệ thống kiểm soát áp suất lốp xe của bạn một cách tự động. Tùy thuộc vào dòng xe, bạn có thể xem giá trị áp suất của từng lốp riêng lẻ. Nếu áp suất lốp thấp hơn 25% so với áp suất thiết lập, đèn báo sẽ sáng để cảnh báo cho bạn.
Nếu xe của bạn được sản xuất tại Mỹ sau ngày 1 tháng 9 năm 2007, nó sẽ được trang bị hệ thống TPMS. Nếu xe của bạn được sản xuất trước ngày 1 tháng 9 năm 2007, nó có thể được hoặc không được trang bị hệ thống TPMS. Trên thực tế, hệ thống TPMS đầu tiên được lắp trên Porsche 959 vào năm 1986.
Cách đơn giản nhất để kiểm tra xem xe của bạn có được trang bị hệ thống TPMS hay không là bật công tắc máy ON và quan sát đèn cảnh báo áp suất lốp bật ON.
Hệ thống TPMS loại gián tiếp sử dụng 4 cảm biến tốc độ bánh xe (4 cảm biến này cũng được dùng trong hệ thống phanh ABS và điều khiển cân bằng điện tử) để xác định gián tiếp một bánh xe nào đó có áp suất không đủ. Do đường kính hiệu dụng của lốp xe sẽ nhỏ hơn khi lốp xe mềm, bánh xe này sẽ quay nhanh hơn các bánh còn lại. Hệ thống TPMS loại gián tiếp sẽ phát hiện sự khác biệt này và phát hiện ra bánh xe có áp suất thấp hơn. Hệ thống TPMS loại gián tiếp có chi phí thấp hơn, nhưng nó không chính xác và tin cậy. Các bánh xe mòn không đều, thói quen của tài xế hoặc thậm chí các bánh xe cọc cạch có thể làm sai lệch các chỉ số. Hệ thống phải được thiết lập lại (reset) bất cứ khi nào áp suất lốp được điều chỉnh hoặc khi đảo bánh xe. Có thể mất 20 đến 60 phút lái xe để thiết lập giá trị mới cho hệ thống.
Xem thêm: Các đèn báo phổ biến trên táp lô