zaloIcon

Kiến thức cơ bản

Fixturbo
Hiểu về các thông số của OBD2: Live Data (dữ liệu động) và Freeze Frame (dữ liệu tĩnh)
1

Bạn đang dựa vào kinh nghiệm hay dựa vào máy chẩn đoán để kiểm tra các vấn đề của động cơ? Cartek tin rằng kinh nghiệm là một nền tảng tốt nhưng nếu có sự hỗ trợ từ các thông số dữ liệu trên máy chẩn đoán, công việc của bạn sẽ dễ dàng hơn?

Để có thể hiểu và đọc được các thông số được hiển thị trên máy chẩn đoán, chúng ta bắt buộc phải có kiến thức và hiểu biết cơ bản về những thông số này, ý nghĩa và công dụng của chúng. Trong nội dung của bài viết này, Cartek hy vọng sẽ cung cấp cho các bạn những hiểu biết cơ bản về dữ liệu động cơ trong OBD2, giúp các bạn có thể chẩn đoán các lỗi thường gặp trên xe một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất. Vậy thật sự Live Data (dữ liệu động) và Freeze Frame (dữ liệu tĩnh) là gì?

- Live Data (dữ liệu động): Trong hệ thống OBD2, PCM/ECM (hộp điều khiển động cơ) sẽ tiếp nhận rất nhiều thông tin khác nhau từ các cảm biến, công tắc và bộ chấp hành,…(các bộ phận này đã được lắp đặt sẵn trên xe). Những thông tin này bao gồm: Giá trị điện áp, vòng tua máy, nhiệt độ, tốc độ, tình trạng hệ thống nhiên liệu, hệ thống đánh lửa…Tất cả những thông tin này được đọc ra từ xe bằng máy chẩn đoán trong thời gian thực thì được gọi là dữ liệu động.

- Freeze Frame (dữ liệu tĩnh): Là những thông số được PCM/ECM chụp và lưu lại khi động cơ đang hoạt động trong điều kiện có lỗi liên quan đến phát thải khí thải đã được lưu trữ trong bộ nhớ của PCM/ECM, và lỗi này đang làm đèn MIL (đèn báo lỗi của động cơ) bật sáng.

Theo các nghiên cứu tại Mỹ (một thị trường xe hơi rất lớn), 80% các vấn đề của động cơ có thể được chẩn đoán và sửa chữa dựa trên 2 thông số dữ liệu OBD2 này. Bạn có tin đó là sự thật? Hãy cùng Cartek tìm hiểu một vài thông số cơ bản quan trọng thường được dùng để chẩn đoán lỗi nhé!

 Fuel System Status (Trạng Thái Hệ Thống Nhiên Liệu): Tình trạng hiện hành của hệ thống nhiên liệu (closed loop - vòng lặp kín, open loop – vòng lặp hở). Nếu PCM/ECM không thể đạt được trạng thái điều khiển nhiên liệu closed loop - vòng lặp kín thì việc điều khiển nhiên liệu có thể sẽ không chính xác. Có thể dựa vào thông số này để chẩn đoán lỗi liên quan đến hệ thống nhiên liệu như: Sự rò rỉ nhiên liệu, mất áp suất trong đường ống,…

Calculated Load Value (Giá Trị Tải Tính Toán Của Động Cơ): Giá trị tính toán của phần trăm công suất động cơ đang được sử dụng, được tính dựa trên tỷ lệ giữa lưu lượng không khí hiện tại và lưu lượng không khí cực đại.

ECT – Engine Coolant Temperature (Nhiệt Độ Nước Làm Mát Động Cơ): Nhiệt độ hiện tại của nước làm mát động cơ. Khi động cơ đạt tới trạng thái hoạt động ổn định, giá trị này nên đạt khoảng 90 °C hoặc lớn hơn tùy vào từng điều kiện hoạt động cụ thể của động cơ. Nếu giá trị ECT quá thấp, PCM/ECM có thể cần phải điều khiển làm giàu nhiên liệu để tăng nhiệt độ động cơ đến trạng thái hoạt động (điều này sẽ làm giảm hiệu suất động cơ/ tăng tiêu hao nhiên liệu,…).

STFT – Short Term Fuel Trim (Hệ Số Điều Khiển Nhiên Liệu Ngắn Hạn) và LTFT – Long Term Fuel Trim (Hệ Số Điều Khiển Nhiên Liệu Dài Hạn): Hệ số điều khiển nhiên liệu là thông số chẩn đoán quan trọng để bạn hiểu hộp điều khiển điện tử đang điều khiển thêm và bớt nhiên liệu như thế nào. STFT và LTFT được thể hiện dưới dạng %, và dãy thông số lý tưởng nằm trong khoảng +-5%.

- Hệ số điều khiển nhiên liệu dương cho biết hộp điều khiển động cơ (PCM/ECM) đang cố gắng làm giàu hỗn hợp hòa khí để bù cho tình trạng nghèo nhiên liệu hiện tại của động cơ.

- Hệ số điều khiển nhiên liệu âm cho biết PCM/ECM đang cố gắng làm nghèo hỗn hợp hòa khí để điều chỉnh tình trạng giàu nhiên liệu hiện tại của động cơ.

- Hệ số STFT thay đổi liên tục giữa trạng thái giàu và nghèo nhiên liệu. Nếu hệ số STFT hoặc LTFT vượt quá +-10%, động cơ đang có vấn đề về hiệu suất tiềm ẩn. Khi đánh giá hệ số STFT và LTFT, bạn nên xem xét ở nhiều dãy tốc độ khác nhau. Hệ số điều khiển nhiên liệu nên được kiểm tra tại tốc độ cầm chừng, tại 1500 RPM và 2500 RPM.

RPM – Engine Speed (Tốc Độ Động Cơ) và Ignition Timing Advance (Góc Đánh Lửa): Có thể sử dụng thông số này để đánh giá tình trạng điều khiển tốc độ ở cầm chừng hay ở các dãy tốc độ khác nhau. Dùng máy chẩn đoán Cartek có hỗ trợ biểu đồ là một lựa chọn thông minh.

2

VSS - Vehicle Speed Sensor (Cảm Biến Tốc Độ Xe) và TPS – Throttle Position Sensor (Cảm Biến Vị Trí Bướm Ga): Thông số này cũng có thể được tham khảo để xác định lỗi của xe liên quan đến tốc độ xe, khả năng đáp ứng của bàn đạp ga khi tăng tốc đột ngột,…

IAT – Intake Air Temperature (Nhiệt Độ Khí Nạp): Đo nhiệt độ môi trường hoặc nhiệt độ bên dưới nắp ca-pô (tùy thuộc vào vị trí lắp cảm biến).

MAF – Mass Airflow Sensor (Cảm Biến Lưu Lượng Khí Nạp): Đo lượng khí nạp vào động cơ. PCM/ECM dùng thông tin này để tính toán lượng nhiên liệu cần thiết để đạt hỗn hợp hòa khí lý tưởng. Bạn nên kiểm tra độ chính xác của cảm biến MAF ở các dãy tốc độ khác nhau và so sánh nó với giá trị tiêu chuẩn từ hãng. Khi kiểm tra thông số cảm biến MAF, nên chắc chắn đang đọc ở hệ đơn vị nào. Máy chẩn đoán Cartek đã cung cấp sẵn cho bạn 2 lựa chọn về hệ đơn vị g/s hoặc lb/min để tiện cho bạn trong việc đọc và so sánh giá trị.

MAP – Manifold Absolute Pressure Sensor (Cảm Biến Áp Suất Tuyệt Đối Cổ Hút): Đo áp suất cổ hút. PCM/ECM dùng thông tin này để tính toán tải động cơ. Lưu ý, áp suất tuyệt đối cổ hút khác với độ chân không cổ hút. Bạn có thể dùng công thức sau để phân biệt: (BARO - Áp suất khí quyển) – MAP = Chân không cổ hút.

Oxygen Sensor Output Voltage B1S1, B2S1, B1S2, … (Điện Áp Tín Hiệu Cảm Biến Oxy): PCM/ECM dùng tín hiệu này để điều khiển hỗn hợp nhiên liệu. Ngoài ra cảm biến oxy còn được dùng để phát hiện sự giảm hiệu suất của bộ xúc tác khí xả. Bạn có thể dùng phương pháp tăng giảm bướm ga đột ngột để kiểm tra xem cảm biến oxy có sự thay đổi từ điện áp cao sang thấp và từ thấp sang cao nhanh hay không, từ đó có thể đánh giá được tình trạng hoạt động của cảm biến.

Video: CarTek 2 - Phần 3 - Xem Freeze Frame và dữ liệu động cơ
Fixturbo

25+

Dịch vụ chúng tôi cung cấp

Fixturbo
Yêu cầu tư vấn

Cần hỗ trợ?

Liên hệ ngay:

  • Hotline/Zalo: 0931.31.74.31
  • Dịch vụ bảo dưỡng: 0901.72.97.30
  • Thiết bị chẩn đoán: 0903.62.12.64