Liên hệ ngay:
- Hotline/Zalo: 0931.31.74.31
- Dịch vụ bảo dưỡng: 0901.72.97.30
- Thiết bị chẩn đoán: 0903.62.12.64
Chiếc xe của bạn có thể gặp hư hỏng trên đường bất cứ lúc nào. Nếu một bộ phận động cơ gây lỗi cho xe. Bạn cần tìm hiểu xem xe bị lỗi gì để tìm phương pháp sửa chữa ngay. Lúc đó thiết bị chẩn đoán OBD sẽ là sự hỗ trợ quan trọng.
Lý do cần thiết bị chẩn đoán OBD
Thiết bị chẩn đoán đa chức năng bao gồm các chức năng như đọc xóa lỗi, xuất trình báo cáo sửa chữa, kiểm tra khí thải, cài đặt lại ắc quy, cảm biến...
Đèn báo lỗi động cơ sáng
Khi đèn báo lỗi động cơ bật sáng, bạn phải tấp xe vào lề ngay để kiểm tra vấn đề đang gặp phải hoặc đến gara gần nhất để kiểm tra và sửa chữa.
Lái xe khi có đèn báo sẽ rất nguy hiểm. Trong một số trường hợp, lỗi không nghiêm trọng như nắp bình xăng lỏng, nhưng trường hợp hỏng đánh lửa sẽ gây hư hại nghiêm trọng cho xe của bạn khi đi quảng đường xa hơn.
Khi có thiết bị chẩn đoán OBD, bạn có thể kiểm tra lỗi ở bất kỳ đâu. Bạn có thể đọc lỗi và đề xuất sửa chữa để quyết định có nên lái tiếp hay phải gọi xe cứu hộ cẩu xe về để tránh những hư hỏng nghiêm trọng hơn.
Thiết bị vô cùng hữu dụng khi bạn ở khu vực vắng người không có gara ở gần, có thể cuối tuần hoặc giữa đêm, khi không có sự hỗ trợ.
Đèn báo lỗi động cơ là một trong những cảnh báo nguy hiểm bạn không thể bỏ qua. Thiết bị chẩn đoán OBD là giải pháp giúp bạn có câu trả lời nhanh và chính xác lỗi hệ thống đang gặp phải.
Nếu xe hư hỏng trong một hành trình dài, bạn sẽ không biết chính xác nguyên nhân. Khi mở nắp ca pô xe chỉ có thể nhìn thấy những vấn đề bên ngoài. Khi đó thiết bị chẩn đoán xe cho bạn những thông tin quan trọng hơn.
Mặc dù trong một số trường hợp không thể đưa ra chính xác nguyên nhân gây hư hỏng, nhưng với những thông tin về tốc độ xe, nhiệt độ nước làm mát, điện áp ắc quy, mực dầu động cơ… ngay tại thời điểm xảy ra hư hỏng sẽ giúp quá trình chẩn đoán của bạn nhanh và chính xác hơn.
Hệ thống mã lỗi hoạt động trên xe như thế nào?
Điều khiển bằng máy tính đã bắt đầu phát triển trên xe cuối thập niên 70s. Sau đó hệ thống nhanh chóng phát triển ngày càng hiện đại hơn. Trên mỗi hệ thống được trang bị chức năng tự chẩn đoán (On Board Diagnostic). Những ngày đầu tiên, các hệ thống riêng biệt của từng hãng được gọi là OBD-I. Năm 1996, các hãng xe trên thế giới bắt đầu chuyển qua dùng chuẩn OBD-II.
Giắc chuẩn OBD-II
OBD-I và OBD-II hoạt động theo cùng một phương thức. Hệ thống giám sát đầu vào và đầu ra của các cảm biến khác nhau.Nếu hệ thống nhận ra có bất kỳ triệu chứng nằm ngoài tiêu chuẩn , nó sẽ xuất ra mã lỗi. Mỗi mã lỗi chỉ định rõ vấn đề xe đang gặp phải giúp người dùng thao tác nhanh hơn trong quá trình sửa chữa.
Khi mã lỗi xuất hiện, đèn cảnh báo MIL (Malfunction Indicator Lamp) trên táp lô sẽ sáng lên. Khi đó bạn phải kiểm tra xe đang gặp vấn đề gì. Trong vài trường hợp, lỗi không gây sáng đèn MIL. Điều đó phụ thuộc vào tiêu chuẩn OBD.
Mỗi hệ thống OBD có các giắc nối chẩn đoán khác nhau. Trong hệ thống OBD-I, đôi khi bạn có thể kiểm tra lỗi mà không cần thiết bị đọc. Bạn có thể nối trên đầu giắc ALDL của GM và kiểm tra đèn nhấp nháy để xác định lỗi được thiếp lập.
Mã có thể được đọc từ OBD-I của Chrysler bằng cách bật tắt chìa khóa theo quy trình cụ thể.
OBD-II được cải tiến hơn so với OBD-I về giao thức truyền tải tín hiệu và cấu trúc tin nhắn. Khi kiểm tra hệ thống khí xả, OBD-II cung cấp kết quả tốt hơn trong cùng một thông số .
Trong OBD-II và một số hệ thống OBD-I , mã lỗi được đọc bằng cách kết nối thiết bị chẩn đoán vào giắc DLC. Máy tính của xe được liên kết với thiết bị chẩn đoán.