zaloIcon

Chức năng máy chẩn đoán

Fixturbo
SỬ DỤNG DỮ LIỆU ĐỘNG TRONG CHẨN ĐOÁN VÀ SỬA CHỮA Ô TÔ

Ngành công nghiệp ô tô ngày càng phát triển dẫn đến việc tiếp cận các công nghệ mới trên xe dần trở nên phức tạp hơn. Vì thế, công việc sửa chữa đòi hỏi người kỹ thuật viên phải trang bị cho mình rất nhiều kiến thức và kỹ năng. Trong số đó, phân tích dữ liệu động là một trong những kỹ năng không thể thiếu của người kỹ thuật viên để có thể xử lý được những pan bệnh trên xe bằng máy chẩn đoán.

 

1. Dữ liệu động là gì?

Dữ liệu động (còn gọi là Live Data hay Data Stream) hiển thị những thông số tín hiệu của cảm biến, trạng thái của công tắc, rơ-le cũng như tình trạng hoạt động của các cơ cấu trên xe theo thời gian thực. Vậy bằng cách nào để đọc được những thông số này?

Các thông số dữ liệu này được lưu trữ bên trong các hộp điều khiển của từng hệ thống trên xe. Thông qua việc kết nối với máy chẩn đoán ô tô, kỹ thuật viên sử dụng chức năng “Đọc dữ liệu động” của máy, lúc này máy chẩn đoán sẽ thu thập các dữ liệu từ hộp điều khiển trên xe gửi về và hiển thị ra màn hình.

Những thông số này sẽ thay đổi liên tục theo điều kiện hoạt động của xe, qua đó giúp kỹ thuật viên nắm bắt chính xác tình trạng của các bộ phận cũng như thời điểm xảy ra vấn đề của các bộ phận đó.

Dữ liệu động trên máy chẩn đoán

Dữ liệu động trên máy chẩn đoán

Bên cạnh đó, ô tô ngày nay được trang bị rất nhiều hệ thống tiện nghi cũng như hỗ trợ người lái, mỗi hệ thống sẽ được điều khiển bằng một hoặc nhiều hộp ECU. Bên trong hộp ECU sẽ lưu trữ các thông số của cảm biến và tình trạng hoạt động của các bộ phận liên quan đến hệ thống mà ECU đó điều khiển.

Mỗi hệ thống sẽ có những thông số dữ liệu riêng và đặc trưng, nhờ vậy kỹ thuật viên có thể rút ngắn thời gian chẩn đoán hư hỏng cũng như xác định chính xác lỗi nằm ở bộ phận hay hệ thống nào trên xe thông qua một máy chẩn đoán có trang bị chức năng này.

2. Ví dụ về dữ liệu động trên dòng máy chẩn đoán Cartek 2:

2.1. Dữ liệu động OBD 2

Dữ liệu động OBD 2

Dữ liệu động OBD 2

Một vài dữ liệu động OBD 2 khác

Một vài dữ liệu động OBD 2 khác

2.2. Dữ liệu động trên các hệ thống khác

Dữ liệu động trên hệ thống ABS

Dữ liệu động trên hệ thống ABS

Dữ liệu động trên hệ thống SRS

Dữ liệu động trên hệ thống SRS

3. Ứng dụng dữ liệu động trong việc chẩn đoán sửa chữa

Trong quá trình sửa chữa ô tô, kỹ thuật viên đôi khi sẽ gặp không ít trường hợp xe không báo mã lỗi nhưng hệ thống trên xe vẫn gặp hư hỏng. Việc phân tích dữ liệu động sẽ phát huy tác dụng tối đa trong tình huống này, kỹ thuật viên sẽ vận dụng các kiến thức về chẩn đoán ô tô để lựa chọn những thông số dữ liệu động cần thiết, tiến hành theo dõi sự thay đổi của các thông số này để tìm ra các thông số bất thường, qua đó xác định được nguyên nhân gây ra hư hỏng trên xe.

Ở các trường hợp xe gặp vấn đề có xuất hiện mã lỗi thì việc sửa chữa sẽ xoay quanh các bộ phận liên quan đến mã lỗi đó. Việc chẩn đoán mã lỗi và sửa chữa kết hợp cùng với kỹ năng phân tích dữ liệu động sẽ giúp kỹ thuật viên nhanh chóng khoanh vùng được hư hỏng, tìm ra nguyên nhân và bắt bệnh chính xác cho xe.

Mỗi mã lỗi sẽ có quy trình sửa chữa riêng, bằng việc theo dõi các thông số dữ liệu động sẽ góp phần giúp kỹ thuật viên nắm bắt tiến độ của việc sửa chữa mã lỗi và rút ngắn thời gian đồng thời xác nhận việc hoàn thành sửa chữa dễ dàng hơn.

4. Ví dụ thực tế việc ứng dụng dữ liệu động

Vận dụng kỹ năng phân tích dữ liệu động để sửa chữa mã lỗi trên xe Hyundai SantaFe đời 2013:

Đọc mã lỗi hộp điều khiển ECM

Đọc mã lỗi hộp điều khiển ECM

Mã lỗi P0642: Lỗi mạch tham chiếu điện áp cảm biến A – tín hiệu thấp.

Trong trường hợp này, hộp điều khiển PCM cung cấp điện áp tham chiếu 5V đến cảm biến vị trí bàn đạp ga số 1. Sau đó, hộp điều khiển PCM sẽ so sánh độ chênh lệch điện áp từ mạch cấp nguồn của cảm biến vị trí bàn đạp ga số 2. Mã lỗi sẽ được thiết lập khi hộp PCM phát hiện điện áp tham chiếu thấp hơn giá trị ngưỡng.

Tiến hành sửa chữa:

Bước 1: Kiểm tra ngắn mạch cấp nguồn cảm biến vị trí bàn đạp ga số 2. (5V)

Bước 2: Sử dụng chức năng “Đọc dữ liệu động” để kiểm tra sự chênh lệch điện áp giữa cảm biến vị trí bướm ga số 1 và số 2. Điện áp đầu ra của cảm biến vị trí bàn đạp ga số 1 và số 2 tỷ lệ thuận với việc tăng tốc. Đầu ra cảm biến vị trí bàn đạp ga số 2 bằng một nửa của cảm biến số 1.
Cảm biến vị trí bàn đạp ga số 1Cảm biến vị trí bàn đạp ga số 2
Nhả bàn đạp tối đa0.58-0.93V0.29-0.47V
Ấn bàn đạp tối đa3.85-4.35V1.93-2.18V

Ứng dụng dữ liệu động chẩn đoán và sửa chữa ô tô

Ứng dụng dữ liệu động chẩn đoán và sửa chữa ô tô

Từ việc theo dõi sự thay đổi giá trị của dữ liệu động, kỹ thuật viên sẽ xác định được vị trí, bộ phận hư hỏng và tiến hành thay thế, sửa chữa.

Bên cạnh việc theo dõi các thông số dữ liệu động dạng hiển thị số thì chức năng xem dữ liệu dạng đồ thị của máy chẩn đoán Cartek 2 giúp kỹ thuật viên có cái nhìn trực quan hơn về sự thay đổi theo thời gian của các thông số liên quan với nhau. Quan sát dữ liệu động dưới dạng đồ thị còn giúp xác định chính xác thời điểm bất thường của tín hiệu cũng như dễ dàng phát hiện hư hỏng hơn.

Ứng dụng dữ liệu động chẩn đoán và sửa chữa ô tô - 2

Ứng dụng dữ liệu động chẩn đoán và sửa chữa ô tô - 2

Ứng dụng dữ liệu động chẩn đoán và sửa chữa ô tô

Ứng dụng dữ liệu động chẩn đoán và sửa chữa ô tô - 3

Fixturbo

25+

Dịch vụ chúng tôi cung cấp

Fixturbo
Yêu cầu tư vấn

Cần hỗ trợ?

Liên hệ ngay:

  • Hotline/Zalo: 0931.31.74.31
  • Dịch vụ bảo dưỡng: 0901.72.97.30
  • Thiết bị chẩn đoán: 0903.62.12.64