zaloIcon

Chẩn đoán theo hư hỏng hệ thống

Fixturbo
Nguyên nhân gây hết bình trên ô tô

Xe để qua đêm và không thể đề nổ máy vào buổi sáng trường hợp đó có thể diễn ra khi bạn đang chuẩn bị đi làm, đưa con đi học... Những hướng dẫn dưới đây giúp bạn dễ dàng kiểm tra và sửa chữa.

Những nguyên nhân thường gặp gây nên tình trạng rò điện trên xe:

Công tắc chỉnh ghế bị kẹt

Đèn sáng ở ngăn chứa đồ

Đèn sáng cốp sau xe

Đèn nội thất

CD bị kẹt trong ổ đĩa

Rơ le ABS (hệ thống chống bó cứng phanh) dính

Công tắc chỉnh gương chiếu hậu bị kẹt

Ngắn mạch bên trong máy phát

BCM (mô đun điều khiển thân xe) hoặc GEM (mô đun trung tâm) ngắn mạch

Mô đun báo trộm ngắn mạch

Công tắc khóa cửa bị kẹt

Châm thuốc bị nhấn xuống

Đèn ngay gương tài xế đang bật

Đèn pha chưa tắt

Những dấu hiệu cần lưu ý:

Ắc quy xài quá 3 năm

Trên xe có mùi lưu huỳnh hoặc trứng thối và không thể nổ máy

Đang lái xe với đèn báo ắc quy sáng

Mới thay thế ắc quy nhưng xe đề không nổ máy

Nghe mùi khét và xe không đề được

Khi bạn nghi ngờ hãy kiểm tra chi tiết vị trí đó .

BƯỚC 1

Ắc quy thiết kế để tích trữ năng lượng cho mỗi lần đề khi chìa khóa ở vị trí khởi động. Nếu máy phát điện hoạt động tốt, đèn cảnh báo sạc sẽ không sáng lần cuối bạn lái xe. Mùi lưu huỳnh hoặc trứng thối phát ra khi ắc quy ngắn mạch bên trong có thể do tuổi ắc quy hoặc dòng quá sạc của máy phát, trong cả hai trường hợp ắc quy nên được thay thế và kiểm tra lại dòng sạc.

Vấn đề tuổi thọ ắc quy, sau ba năm ắc quy sẽ giảm khả năng sạc. Đó là một trong những dấu hiệu bạn cần xem xét để thay ắc quy.

undefined

BƯỚC 2

Ắc quy của bạn đang trong tình trạng tốt do thay thế định kỳ. Nhưng lại chết vào mỗi buổi sáng, có thể nguyên nhân do rò điện trên xe. Một vài mạch điện không đi chung dây với công tắc chìa khóa có thể gây rò điện khi chìa khóa ở vị trí OFF. Hãy bắt đầu kiểm tra những vị trí phổ biến sau đó tới các chi tiết bị che khuất.

Kiểm tra công tắc điều khiển ghế điện, công tắc có thể bị dính, không đóng chắc chắn gây tiêu tốn điện ở các mô tơ.

undefined

Bạn có thể kiểm tra tình trạng hoạt động của công tắc, nếu nó không quay về vị trí trung gian hoặc dính ở một vị trí khác thì nên thay thế một công tắc mới.

Kiểm tra đèn chiếu sáng ngăn chứa đồ, trong nhiều trường hợp đèn được điều khiển bởi công tắc nhỏ ở bên trong sẽ không hoạt động. Nếu công tắc đó hỏng hoặc không ngắt khi đóng nắp sẽ gây thất thoát năng lượng từ ắc quy. Khó để nhìn thấy đèn sáng bên trong ngăn vào ban ngày nên bạn hãy kiểm tra nó khi trời tối. Nhìn vào bên trong ngăn chứa đồ qua những vách ngăn xung quanh nắp để kiểm tra đèn còn sáng hay không khi đã đóng nắp. Nếu đèn sáng, mở ra và kiểm tra công tắc đèn và thay thế khi cần thiết, hoặc chỉnh sửa nhỏ để nó hoạt động lại bình thường.

undefined

Kiểm tra châm thuốc cả phía trước và sau. Nếu châm thuốc đang nhấn xuống, nóng và có mùi khét, kéo nó lên để ngăn rò điện. Trong trường hợp này châm thuốc không còn hoạt động tốt và cần thay thế.

undefined

Ra đi ô sẽ tắt khi bạn để công tắc xe ở vị trí OFF, nhưng CD thì không. Nếu CD bị kẹt trong thiết bị thì mô tơ vẫn làm việc và gây tiêu hao năng lượng.

Với chìa khóa OFF bạn lắng nghe gần thiết bị đọc đĩa CD xem mô tơ có đang quay hay không. Nếu mô tơ đang hoạt động, đẩy CD vào hoặc lấy ra bằng cái nhíp hoặc vít dẹp.

Nếu không thể lấy CD ra, rút cầu chì ra đi ô cho tới khi bạn có thể sửa chữa hoặc thay thế nó để ngăn rò điện.

Công tắc đóng cửa thường xuyên nóng có thể do bị kẹt ở vị trí đóng hoặc mở cửa, nguyên nhân có thể do bụi hoặc keo bám trên các khe của công tắc. Điều này cũng làm cho các mô tơ khóa cửa luôn hoạt động gây thất thoát năng lượng. Kiểm tra để chắc chắn công tắc về lại vị trí ban đầu sau khi nhấn. Nếu công tắc hỏng hoặc bị kẹt thì thay thế theo yêu cầu nhà sản xuất.

undefined

Công tắc điều chỉnh gương chiếu hậu vẫn được cấp nguồn sau khi công tắc chìa khóa được ngắt. Nên kiểm tra để chắc chắn nó hoạt động bình thường và không bị kẹt. Nếu công tắc hỏng thì cần thay thế ngay.

undefined

Đèn ngay kính trang điểm ở vị trí hành khách hay ghế phụ có thể vẫn sáng khi bạn không dùng đến. Có một cái nắp che để gập lên, gập xuống khi bạn sử dụng, gập nó xuống để kiểm tra chắc chắn công tắc hoạt động và đèn tắt khi bạn không dùng đến.

undefined

Nhiều xe, hệ thống ABS vẫn đang trong chế độ hoạt động khi chìa khóa OFF. Hệ thống có một rơ le điều khiển được tích hợp trong mô đun hoặc trong hộp cầu chì. Sau khi tắt chìa khóa và nghe tiếng động dưới nắp ca pô thì hệ thống vẫn đang hoạt động. Tìm vị trí cầu chì hệ thống ABS và tháo nó ra, chờ tới khi bạn có thể sửa chữa hoặc thay thế một cụm mới.

undefined

Đèn cốp xe có thể được điều khiển bởi mô đun kiểm soát thân xe tích hợp, phụ thuộc vào năm và nhà sản xuất của chiếc xe đó. Bạn nên kiểm tra chắc chắn xem đèn có tắt khi đóng cốp xe không? Cách tốt nhất là khi trời tối bạn mở cốp ra và đóng chậm lại trong khi đó vẫn quan sát đèn qua phía mép đuôi xe. Nếu đèn không tắt, bạn phải tìm cách sửa chữa hoặc thay thế công tắc.

BƯỚC 3

Máy phát có chức năng sạc ắc quy khi xe đang chạy. Khi nó bị ngắn mạch sẽ gây thất thoát năng lượng. Để kiểm tra, bạn phải đợi khi động cơ nguội, sau đó tìm đến máy phát và kiểm tra bằng tay xem nó có ấm hay không, nếu có và kèm theo mùi khét ở vị trí đó thì chắc chắn máy phát đang ngắn mạch. Phải thay thế ngay.

undefined

Các mô đun như BCM, GEM có thể ngắn mạch bên trong và kích hoạt hệ thống điện khi chìa khóa tắt gây rò điện. Vấn đề này có thể kiểm tra bằng cách xác định vị trí và tháo ra các cầu chì hoặc mô đun. Nếu xe khởi động lại bình thường vào sáng hôm sau, thì bạn đã tìm ra vấn đề.

Nếu vẫn chưa tìm ra nguyên nhân gây rò rỉ điện ắc quy. Bạn phải kiểm tra thủ công từng hệ thống.

1. Với chìa khóa ở vị trí OFF

2. Tắt tất cả các thiết bị điện

3. Đóng tất cả các cửa

Ngắt kết nối cọc âm ắc quy ( lưu ý: một số xe khi ngắt kết nối ắc quy sẽ cần mã ra đi ô đi để bật đài khi bạn kết nối lại). Dùng VOM theo dõi trong khi tháo cầu chì từng hệ thống để xác định vị trí rò rỉ thông qua sơ đồ mạch điện.

Nguồn tham khảo: 2CARPROS

Fixturbo

25+

Dịch vụ chúng tôi cung cấp

Fixturbo
Yêu cầu tư vấn

Cần hỗ trợ?

Liên hệ ngay:

  • Hotline/Zalo: 0931.31.74.31
  • Dịch vụ bảo dưỡng: 0901.72.97.30
  • Thiết bị chẩn đoán: 0903.62.12.64