Liên hệ ngay:
- Hotline/Zalo: 0931.317.431
- Dịch vụ bảo dưỡng: 0901.729.730
- Thiết bị chẩn đoán: 0903.621.264
QUY TRÌNH HOẠT ĐỘNG
GỢI Ý:
Hãy tiến hành khắc phục hư hỏng theo quy trình dưới đây. Ở đây chỉ trình bày quy trình cơ bản. Nội dung chi tiết sẽ được cung cấp trong từng chương. Trước tiên hãy xác nhận quy trình xử lý sự cố cho các mạch điện mà bạn sẽ làm việc trước khi bắt đầu xử lý sự cố.
1.MANG XE ĐẾN XƯỞNG SỬA CHỮA
2.KIỂM TRA ĐIỆN ÁP ẮC QUY
Điện áp tiêu chuẩn:
Từ 11 đến 14 V
Nếu điện áp dưới 11 V, hãy nạp lại hoặc thay ắc quy trước khi tiến hành các bước tiếp theo.
3.XÁC NHẬN TRIỆU CHỨNG VÀ KIỂM TRA MÃ DTC (VÀ DỮ LIỆU LƯU TỨC THỜI)
a. Kiểm tra bằng cách quan sát dây điện, giắc nối và các cầu chì xem có hở hay ngắn mạch không.
b. Hâm nóng động cơ đến nhiệt độ làm việc bình thường.
c. Xác nhận các triệu chứng và tình trạng hư hỏng, rồi kiểm tra các mã DTC.
Kết quả:
Kết quả |
Đi đến |
Mã DTC được phát ra | |
Mã DTC không được phát ra |
a. Kiểm tra kết quả thu được trong bước 4. Sau đó tìm mã DTC phát ra trong bảng mã DTC. Hãy xem cột "Khu vực hư hỏng" để biết các mạch và/hoặc bộ phận có thể bị hư hỏng.
b. Đến bước 7
5.BẢNG CÁC TRIỆU CHỨNG HƯ HỎNG
Kiểm tra kết quả thu được trong bước 4. Sau đó tìm ra các triệu chứng hư hỏng trong bảng các triệu chứng hư hỏng. Hãy xem cột "Khu vực nghi ngờ" để biết các mạch và/hoặc bộ phận có thể bị hư hỏng.
6.KIỂM TRA MẠCH ĐIỆN HOẶC KIỂM TRA CÁC BỘ PHẬN
Xác nhận lại mạch hoặc bộ phận bị hư hỏng.
7.ĐIỀU CHỈNH, SỬA CHỮA HOẶC THAY THẾ
Điều chỉnh, sửa chữa hay thay thế mạch hoặc chi tiết bị hư hỏng.
8.THỬ XÁC NHẬN LẠI
a. Sau khi điều chỉnh, sửa chữa hoặc thay thế, hãy xác nhận lại rằng hư hỏng không tồn tại nữa. Nếu hư hỏng không tái xuất hiện, hãy tiến hành thử xác nhận lại dưới cùng
b. KẾT THÚC
PHÂN TÍCH HƯ HỎNG THEO KHÁCH HÀNG
GỢI Ý:
• Trong khi xử lý sự cố, các triệu chứng của hư hỏng phải được xác nhận một cách chính xác. Hãy loại bỏ tất cả các thành kiến nhằm đem lại sự nhận biết chính xác nhất. Để biết chắc triệu chứng của hư hỏng là gì, một thao tác đặc biệt quan trọng là phải hỏi khách hàng về hư hỏng và các điều kiện hoạt động của xe tại thời điểm xẩy ra hư hỏng.
• Thu được càng nhiều thông tin càng tốt để tham khảo. Các hư hỏng trong quá khứ tưởng chừng như không liên quan đến cũng giúp ích cho bạn một vài trường hợp.
• Có 5 hạng mục quan trọng trong việc phân tích hư hỏng như sau.
Cái gì | Model xe, tên của hệ thống |
Khi nào | Ngày, giờ và tần xuất xảy ra hư hỏng |
Ở đâu | Điều kiện đường xá |
Dưới điều kiện nào? | Điều kiện chạy động cơ, điều kiện lái xe, điều kiện thời tiết |
Nó xảy ra như thế nào? | Các triệu chứng hư hỏng |
XÁC NHẬN LẠI TRIỆU CHỨNG VÀ MÃ CHẨN ĐOÁN HƯ HỎNG
GỢI Ý:
Hệ thống chẩn đoán trên xe VIOS có rất nhiều tính năng.
• Tính năng đầu tiên là Kiểm Tra Mã Chẩn Đoán Hư Hỏng (mã DTC). Mã DTC sẽ được lưu trong bộ nhớ của ECU khi hư hỏng trong các mạch tín hiệu đến ECU xuất hiện. Trong khi kiểm tra mã DTC, Kỹ Thuật Viên có thể kiểm tra được cả các mã DTC hư hỏng trước đó trong quá trình chẩn đoán.
• Một chức năng khác là Kiểm Tra Tín Hiệu Đầu Vào - Input Signal Check, nó sẽ kiểm tra xem các tín hiệu từ các công tắc khác nhau được gửi đến ECU đã chính xác hay chưa. Bằng các chức năng kiểm tra này, các khu vực hư hỏng có thể được thu hẹp lại và việc xử lý sự cố sẽ hiện hiệu quả hơn. Các chức năng chẩn đoán được kết hợp các hệ thống sau trong xe VIOS.
Hệ thống |
Kiểm tra mã DTC (Chế độ thường) |
Kiểm tra mã DTC (Chế độ kiểm tra) |
Dữ liệu lưu tức thời |
Chế Độ Kiểm Tra Cảm Biến (Kiểm Tra Tín Hiệu Vào) |
Danh Sách Dữ Liệu |
Thử Kích Hoạt |
Tuỳ Chọn Thuộc Tính |
HỆ THỐNG SFI CỦA HỆ THỐNG 1NZ-FE |
○ |
○ |
○ |
- |
○ |
○ |
- |
HỆ THỐNG HỘP SỐ TỰ ĐỘNG U340E |
○ |
○ |
- |
- |
○ |
○ |
- |
HỆ THỐNG PHANH CHỐNG HÃM CỨNG |
○ |
- |
○ |
○ |
○ |
○ |
- |
HỆ THỐNG TRỢ LỰC LÁI |
○ |
- |
- |
○ |
○ |
- |
- |
HỆ THỐNG TÚI KHÍ |
○ |
○ |
- |
- |
○ |
- |
- |
HỆ THỐNG CẢNH BÁO ĐAI AN TOÀN |
- |
- |
- |
- |
○ |
○ |
○ |
HỆ THỐNG CHỐNG TRỘM |
○ |
- |
- |
- |
○ |
○ |
○ |
HỆ THỐNG ĐÈN |
- |
- |
- |
- |
○ |
○ |
○ |
HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN KHOÁ CỬA ĐIỆN |
- |
- |
- |
- |
○ |
○ |
- |
HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN KHOÁ CỬA TỪ XA |
○ |
- |
- |
- |
○ |
○ |
○ |
HỆ THỐNG ĐỒNG HỒ ĐO/ĐỒNG HỒ BÁO |
○ |
- |
- |
- |
○ |
○ |
○ |
HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN CỬA SỔ ĐIỆN |
○ |
- |
- |
- |
○ |
○ |
- |
HỆ THỐNG THÔNG TIN CAN |
○ |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
• Trong khi kiểm tra mã DTC, điều cực kỳ quan trọng là xác định xem hư hỏng được chỉ thị bởi mã DTC hoặc là: 1) vẫn xuất hiện hoặc là 2) đã xuất hiện trong quá khứ nhưng hiện tại đã trở về trạng thái bình thường. Ngoài ra, trong khi kiểm tra triệu chứng của hư hỏng, phải kiểm tra xem liệu hư hỏng được chỉ thị bằng mã chẩn đoán hư hỏng có liên quan trực tiếp đến triệu chứng của hư hỏng hay không. Vì lý do này, phải kiểm tra mã chẩn đoán hư hỏng trước và sau khi xác nhận triệu chứng hư hỏng (nghĩa là triệu chứng hư hỏng có tồn tại hay không) để xác định tình trạng hiện tại như trong bảng sau.
• Không được bỏ qua thao tác kiểm tra mã DTC. Nếu không kiểm tra các mã DTC, tuỳ theo từng trường hợp, có thể dẫn đến việc sửa chữa cả những hệ thống đang bình thường, hoặc thực hiện các bước sửa chữa không liên quan đến hư hỏng. Hãy tuân theo đúng thứ tự các quy trình được liệt kê trong bảng.
• Sơ đồ sau đây chỉ ra cách khắc phục hư hỏng bằng cách dùng chức năng mã DTC check. Những định hướng từ sơ đồ này sẽ hướng dẫn cách tiến hành chẩn đoán mã DTC hoặc tiến hành chẩn đoán từng triệu chứng của các hư hỏng.
1.KIỂM TRA MÃ DTC
2.GHI LẠI CÁC MÃ DTC ĐÃ HIỂN THỊ VÀ SAU ĐÓ XOÁ BỘ NHỚ
3.XÁC NHẬN TRIỆU CHỨNG
Kết quả:
Kết quả |
Đi đến |
Triệu chứng không xuất hiện nữa | |
Triệu chứng vẫn xuất hiện |
5.KIỂM TRA MÃ DTC
Kết quả:
Kết quả |
Đi đến |
Mã DTC không được phát ra | |
Mã DTC được phát ra |
CHẨN ĐOÁN HƯ HỎNG ĐƯỢC CHỈ RA BỞI MÃ DTC |
Kết quả:
Kết quả |
Đi đến |
Triệu chứng vẫn xuất hiện |
CÁCH KHẮC PHỤC CÁC TRIỆU CHỨNG HƯ HỎNG |
Triệu chứng không xuất hiện nữa |
HỆ THỐNG BÌNH THƯỜNG |
CÁCH KHẮC PHỤC CÁC TRIỆU CHỨNG HƯ HỎNG
Hư hỏng vẫn xuất hiện ở vị trí ngoài mạch chẩn đoán (mã DTC hiển thị hoặc lần đầu hoặc là của các hư hỏng trước đây hoặc là hư hỏng kéo theo).
MÔ PHỎNG TRIỆU CHỨNG
GỢI Ý:
Trường hợp khó nhất trong khi chẩn đoán là khi không có triệu chứng hư hỏng xuất hiện. Trong trường hợp như vậy, phải tiến hành phân tích kỹä hư hỏng. Phải tiến hành mô phỏng các điều kiện hay môi trường giống hay tương tự với khi hư hỏng xảy ra trên xe của khách hàng. Bất kể kỹ thuật viên có kỹ năng hay kinh nghiệm bao nhiêu đi chăng nữa, việc chẩn đoán mà không xác nhận lại các triệu chứng hư hỏng sẽ dẫn đến bỏ sót những công việc sửa chữa quan trọng và dẫn đến sai sót hoặc bế tắc.
Ví dụ:
Một hư hỏng chỉ xảy ra khi động cơ lạnh, hay một hư hỏng xảy ra do rung động gây nên bởi mặt đường trong khi đang lái xe, hư hỏng này có thể không bao giờ xác nhận được nếu bạn tiến hành xác nhận các triệu chứng khi xe đang đỗ hoặc động cơ đã được hâm nóng. Rung động, nhiệt độ cao hay sự xâm nhập của nước (hơi nước) là khó tái tạo. Phép thử bằng cách mô phỏng triệu chứng được giới thiệu dưới đây là một phương pháp hiệu quả thay thế cho các điều kiện và có thể áp dụng lên xe đang đỗ . Những chú ý quan trọng trong việc thử mô phỏng triệu chứng: Trong phép thử mô phỏng triệu chứng, các triệu chứng hư hỏng như các khu vực hay chi tiết hư hỏng cũng phải được xác nhận lại. Trước hết, hãy khoanh vùng các mạch có thể hư hỏng theo các triệu chứng. Sau đó, nối đồng hồ đo và tiến hành thử mô phỏng triệu chứng, đánh giá xem mạch đang kiểm tra là hư hỏng hay bình thường. Đồng thời hãy xác nhận các triệu chứng hư hỏng tại thời điểm đó. Hãy tham khảo bảng các triệu chứng hư hỏng cho từng hệ thống để thu hẹp các nguyên nhân có thể gây ra triệu chứng.
a. PHƯƠNG PHÁP RUNG ĐỘNG: Khi rung động có vẻ như là nguyên nhân chính.
i. CÁC CHI TIẾT VÀ CẢM BIẾN
Lắc nhẹ bằng các ngón tay vào các chi tiết của cảm biến có thể là nguyên chân của hư hỏng và kiểm tra xem lỗi có xuất hiện không.
CHÚ Ý:
Rung động mạch tác động lên rơle có thể làm mở rơle.
ii. CÁC GIẮC NỐI
Lắc nhẹ các giắc nối theo chiều thẳng đứng và chiều ngang.
iii. DÂY ĐIỆN
Lắc nhẹ dây điện theo hướng thẳng đứng và ngang.
GỢI Ý:
Chỗ nối của các giắc nối, các chi tiết bị rung động là các khu vực chính cần được kiểm tra kỹ lưỡng.
b. PHƯƠNG PHÁP NHIỆT: Khi hư hỏng có vẻ như do nhiệt độ cao.
Sấy nóng các bộ phận có thể là nguyên nhân của hư hỏng bằng máy sấy tóc hay dụng cụ tương đương. Kiểm tra xem trục trặc có xuất hiện không.
CHÚ Ý:
• Không sấy nóng quá 60°C (140°F). Vượt quá nhiệt độ giới hạn sẽ có thể làm hỏng các bộ phận.
• Không được sấy nóng trực tiếp các chi tiết của ECU.
c. PHƯƠNG PHÁP PHUN NƯỚC: Khi hư hỏng có vẻ như xảy ra dưới điều kiện trời mưa hay trong điều kiện độ ẩm cao.
Phun nước lên xe và kiểm tra xem trục trặc có xảy ra không.
CHÚ Ý:
• Không được phun nước trực tiếp vào khoang động cơ. Hãy thay đổi một cách gián tiếp nhiệt độ và độ ẩm bằng cách phun nước lên bề mặt trước của két nước.
• Không bao giờ được dội nước trực tiếp lên các chi tiết điện tử.
GỢI Ý:
Nếu xe bị ngấm nước hoặc có vấn đề về ngấm nước, nước ngấm vào sẽ làm hỏng ECU và các chỗ nối. Hãy tìm kiếm các vị trí bị mòn hay mạch điện bị chập. Hãy chú ý trong khi thử xe bị ngấm nước.
d. PHƯƠNG PHÁP TẢI ĐIỆN CAO: Khi các hư hỏng có vẻ như xảy ra do quá tải về điện.
Bật quạt gió của bộ sưởi ấm, các đèn pha, bộ sấy kính hậu và tất cả các phụ tải điện khác. Hãy kiểm tra xem trục trặc có xảy ra không.
BẢNG MÃ CHẨN ĐOÁN HƯ HỎNG
Hãy tìm mã DTC phát ra (khi tiến hành kiểm tra mã DTC check) trong bảng Mã chẩn đoán hư hỏng của chương thích hợp. Hãy dùng bảng này để xác định khu vực hư hỏng và quy trình kiểm tra thích hợp. Mô tả các cột của bảng như sau.
Hạng mục |
Mô tả |
Số mã DTC | Chỉ ra số mã của mã DTC |
Hạng Mục Phát Hiện | Chỉ ra hệ thống hoặc chi tiết bị hư hỏng |
Khu Vực Nghi Ngờ | Chỉ ra khu vực nghi ngờ bị hư hỏng |
Xem Trang | Chỉ ra trang để tìm ra quy trình kiểm tra cho từng mạch điện, hoặc đưa ra những hướng dẫn cho việc kiểm tra và sửa chữa. |
BẢNG CÁC TRIỆU CHỨNG HƯ HỎNG
Khi mã "Normal" được phát ra khi kiểm tra mã DTC nhưng hư hỏng vẫn xảy ra, hãy sử dụng Bảng các triệu chứng hư hỏng để kiểm tra. Khu vực nghi ngờ (mạch điện hoặc bộ phận) của các triệu chứng hư hỏng được liệt kê trong bảng. Các khu vực nghi ngờ sẽ được liệt kê theo thứ tự xác xuất xuất hiện giảm dần. Các cột trong bảng được mô tả như dưới đây.
GỢI Ý:
Trong một số trường hợp, hư hỏng không được phát hiện bằng hệ thống chẩn đoán ngay cả khi triệu chứng của hư hỏng vẫn tồn tại, có khả năng hư hỏng xảy ra ngoài vùng nhận biết của hệ thống chẩn đoán, hay hư hỏng xảy ra trong hệ thống khác.
Hạng mục |
Mô tả |
Triệu chứng hư hỏng | - |
Kiểm tra mạch, Thứ tự kiểm tra | Chỉ ra thứ tự cần kiểm tra của các mạch điện |
Mạch điện hoặc tên chi tiết | Chỉ ra mạch hoặc các chi tiết cần kiểm tra |
Xem Trang | Chỉ ra trang nằm trong sơ đồ khối của từng mạch |
KIỂM TRA MẠCH ĐIỆN
Những điểm chính của việc kiểm tra từng mạch điện được chỉ ra ở bảng dưới đây.
Hạng mục |
Mô tả |
Mô tả mạch điện | Giải thích vai trò chính của một mạch, nguyên lý hoạt động và các bộ phận của mạch đó. |
Số mã DTC và hạng mục phát hiện | Chỉ ra các mã chẩn đoán hư hỏng, các thiết lập của mã DTC và khu vực nghi ngờ của hư hỏng |
Sơ đồ mạch điện | Phần này sẽ chỉ ra mạch điện của hệ thống.
Hãy dùng sơ đồ này kết hợp với SƠ ĐỒ MẠCH ĐIỆN để nắm được các mạch điện một cách đầy đủ. Các màu dây được chỉ ra bởi các mã chữ cái. B = Màu Đen L = Xanh Dương R = Đỏ BR = Màu nâu LG = Xanh nhạt V = Màu Tím G = Xanh Lá O = Màu Cam W = Màu Trắng GR = Màu ghi P = Màu Hồng Y = Màu Vàng SB = Màu xanh da trời Chữ cái đầu tiên chỉ ra màu màu nền của dây và chữ thứ hai chỉ ra màu sọc của dây. |
Quy Trình Kiểm Tra | Hãy dùng quy trình kiểm tra để xác định xem mạch có hoạt động bình thường hay không. Nếu mạch không hoạt động bình thường, thì dùng quy trình kiểm tra để xác định xem hư hỏng là nằm ở các cảm biến, bộ chấp hành, dây điện hay ECU. |
Chỉ ra tình trạng của giắc nối của ECU trong khi kiểm tra | Giắc nối được kiểm tra đã được nối. Nối máy với các dấu (+ ) hay (-) sau tên cực. Giắc đang kiểm tra đã được ngắt ra: Việc kiểm tra giữa một giắc nối và mát thân xe, các thông tin về mát thân xe sẽ không được chỉ ra trên hình vẽ. |